Dọn dẹp là công việc vặt quen thuộc của hầu hết trẻ em trên thế giới. Đó có thể là nhiệm vụ các em phải làm để được bố mẹ cho phép xem TV hoặc đi ra ngoài chơi.Tuy nhiên tại Nhật Bản, việc dọn dẹp không đơn giản như vậy. Học sinh Nhật sẽ phải dọn lớp học và nhà vệ sinh như một phần của chương trình giáo dục. Học tập quan điểm sáng tạo và hiện đại của đất nước Xứ sở Hoa Anh Đào, Khối 3 trường tiểu học Kiêu Kỵ khẩn trương xây dựng và triển khai dự án " Lớp học sạch sẽ và thân thiện".
KẾ HOẠCH CHIẾN DỊCH:
- Người xây dựng chiến dịch: Cô giáo Trần Thị Kiều Anh ( Khối trưởng khối 3)
- Người thực hiện chiến dịch: Cô và trò của 6 lớp khối 3
- Người giám sát và đánh giá: Cô Đinh Thị Sáu ( Chủ tịch Công Đoàn nhà trường)
- Thời gian thực hiện chiến dịch: Tháng 12
Làm thế nào để việc dọn dẹp có thể khiến học sinh trở thành công dân kiểu mẫu?
- Khuyến khích trẻ chú ý đến môi trường xung quanh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp các em hình thành ý thức tôn trọng môi trường và giữ gìn vệ sinh.
- Không chỉ vậy, điều này còn giúp trẻ nhận thức rằng vấn đề cộng đồng cũng là vấn đề cá nhân. Dọn dẹp trường học không chỉ là công việc của nhà trường, mà còn là mối quan tâm của mọi học sinh.
- Ngoài ra, việc cùng nhau dọn dẹp sẽ thúc đẩy tinh thần đồng đội giữa các học sinh, khiến các em hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau làm việc nhanh và hiệu quả. Điều này còn xây dựng tư duy quan tâm đến người khác và đồng cảm nhiều hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy, không gian sống sạch sẽ có tác động tích cực đến tâm lý của chúng ta. Ngược lại, không gian sống bừa bộn, bẩn thỉu sẽ tác động tiêu cực đến tâm trí con người, nhiều khi khiến chúng ta mất bình tĩnh. Chính bởi vậy, chiến dịch nêu trên hoàn toàn phù hợp và có hiệu quả.