1. Đọc thử trước khi đọc thật
Điều này giúp người đọc có thể chọn được những quyển sách ưng ý, đồng thời tránh dành nhiều thời gian cho những quyển sách không phù hợp với bản thân.
“Điều đó có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng một cuốn sách hay cho tôi nhiều thứ hơn là 3-4 cuốn sách vô vị. Do vậy, không có lý do gì để tốn thời gian vào những cuốn sách không chứa đựng những thông tin mà tôi cảm thấy thích thú.”
2. Mạnh dạn bỏ qua những phần mà bạn cảm thấy chán
Mục đích cuối cùng của việc đọc sách, đặc biệt là những quyển sách đó là tiếp thu thêm tri thức mới. Vì thế, với những chương sách mà thông tin trong đó bạn đã biết rồi hoặc không cảm thấy thú vị, đừng ngại đọc lướt qua hoặc thậm chí bỏ qua cả chương ấy.
3. Đọc những gì bạn thích trước
Cần rất nhiều thời gian và công sức để hình thành nên một thói quen, vì vậy hãy bắt đầu từ những việc dễ trước. Chẳng hạn, đừng ngại tìm và đọc những quyển sách ngôn tình nếu bạn thực sự có tình yêu và đam mê với chúng. Miễn đó là những đầu sách được đầu tư, nguồn gốc rõ ràng và đặc biệt khiến cho bạn có hứng thú, việc đọc những thể loại sách hư cấu (fiction) như ngôn tình sẽ là bước đầu hình thành nên thói quen đọc sách của bản thân.
Sau khi đã đọc những chủ đề mà mình thích, bạn có thể dần dần chuyển qua những chủ đề mới lạ với bản thân hơn. Việc này sẽ giúp bạn khó bị “nản” hơn so với việc đọc những thể loại “khó nhằn” ngay từ đầu.
4. Nói với bản thân chỉ cần đọc 1 trang sách mỗi ngày
Tôi thường tự nhủ mình chỉ cần cầm sách lên đọc 1 trang mỗi ngày. Điều này giúp tôi cảm thấy việc đọc không quá khó khăn và tốn năng lượng. Tôi phát hiện ra chỉ cần đọc một trang, rất có thể bạn sẽ đọc tràn sang nhiều trang tiếp theo. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng và có hứng thú hơn trong việc đọc.
5. Duy trì một khoảng thời gian cố định để đọc sách mỗi ngày
Dành ra một khoảng thời gian cố định trong ngày chỉ để đọc sách là một điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn nó trở thành thói quen hàng ngày của mình.
Chẳng hạn, sau bữa ăn tối , bạn có thể dành ra một khoảng thời gian cố định để đọc sách. Khi được lặp lại liên tục, việc đọc sách lúc này sẽ trở thành một hành động vô thức, được củng cố bằng sự “gợi ý” khi bắt đầu cũng như “phần thưởng” khi kết thúc.
6. Chia sẻ những gì bạn đã đọc với người khác
Đã bao giờ bạn cảm thấy một quyển sách hay tới mức thật phí nếu không chia sẻ nó với người khác? Thông qua việc giới thiệu những cuốn sách bổ ích cho mọi người, việc đọc sách sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều và từ đó bạn sẽ có thêm động lực để tiếp tục rèn luyện thói quen đọc. Ngoài ra, việc giới thiệu sách cho người khác cũng giúp họ hiểu hơn về gu đọc sách của chính bạn, từ đó họ cũng sẽ giới thiệu lại những cuốn sách phù hợp với sở thích của bạn.