Dị vật đường thở là một tai nạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ cao nhất ở trẻ 2 - 4 tuổi. Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai thì có đến 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở hay gặp nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì, hạt chôm chôm, hạt nhãn, mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc... Đối với người lớn, dị vật đường thở xảy ra do ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược vào đường thở. Ngoài ra cũng có thể do tai nạn làm cho máu, chất dịch, răng, bùn, đất rơi vào đường thở... Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị bất tỉnh, ngừng tim và dẫn đến tử vong. Là một tai nạn hay gặp trong cuộc sông và hậu quả sẽ rất lớn nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy nhân viên y tế trường TH Kiêu Kỵ đã tập huấn sơ cấp cứu học dị vật đường thở cho CBGVNV và học sinh về nguyên nhân, triệu chứng và xách xử trí khi gặp nạn nhân hóc dị vật.
Sau đây là một số hình ảnh trong buổi tập huấn.
Nhân viên y tế hướng dẫn dẫn thực hành trên người lớn và trẻ em trên 8 tuổi
GV thực hành dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế