Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Mỗi một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc và nền văn hóa của mình. Điều đó là một sự tự hào dân tộc. Cũng như Việt Nam ta, một kho tàng về một nền văn minh hình thành rất sớm từ thời lúa nước.Tạo ra cho con người Việt cổ đã biết lao động và hình thành cho sự xuất hiện xã hội sau này. Nhưng không chỉ có vậy, rồi từ từ trong cái tiến hóa của con người nói chung người Việt cổ nói riêng, cái tất yếu cũng ra đời (tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, hội họa...) sớm xuất hiện và hình thành ngày càng hoàn chỉnh hơn trong đời sống tinh thần của họ. Lúc bấy giờ, lần lượt trôi dạt mãi đến ngày nay, đúc kết trong cuộc sống và những kinh nghiệm thiết thực trong xã hội và đặc biệt lưu truyền theo cách truyền miệng từ người này qua người khác. Từ đó Tục ngữ - ca
dao đã ra đời.
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Trên tay tôi là cuốn sách Tục ngữ - ca dao Việt Nam của tác giả Mã Giang Lân biên soạn và giới thiệu, Cuốn sách dày 207 trang được in trên khổ giấy 20,5cm do NXB Văn Học xuất bản năm 2012.
Cuốn sách gồm 2 phần:
Phần 1: Tục ngữ( bao gồm quan niệm về giới tự nhiên, đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần- những quan niệm về nhân sinh)
Phần 2: Ca dao( bao gồm ca dao về lao động sản xuất, lịch sử và đất nước, tình yêu nam nữ, hôn nhân và gia đình,…).
Với âm tiết đơn giản, lời lẽ mộc mạc, rất đời thường nhưng tô điểm rất đậm nét các vấn đề xã hội lúc ấy. Càng đáng trân trọng hơn nữa là lưu trữ kho tàng này là những người nông dân, những người địa phương theo sách truyền miệng. Đôi khi qua sự truyền miệng ấy, xuất hiện nhiều dị bản khác nhau, nhưng vẫn không
mất đi ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ.
Tình cha mẹ con cái, tình anh em, tình vợ chồng, tình yêu đôi lứa, tình người...đã thể hiện hết trong lời và ý thơ, cái chất dân gian đã tạo được sự rung động trong lòng người. Không hoa mĩ, không cầu kì, không triết lí, nhưng nói hết
được toàn cảnh về đời sống con người thời ấy.
Mỗi thể thơ khi đọc lên là hiểu ngay. Đó mới chỉ là một phạm trù nhỏ. Cái mà mình trân trọng là ý nghĩa của từng câu ca dao, tục ngữ đó. Có một nhà phê bình văn học đã từng nói “Nói về ca dao tục ngữ Việt Nam, tôi không thể nói được, kì lạ lắm, thiêng liêng lắm, đời thường lắm”.
Song với người dân lao động, người dân Việt, những câu ca dao, tục ngữ là nguồn nuôi dưỡng sự trong sáng, vẻ đẹp của tâm hồn, là hành trang giúp họ trau dồi những hành sử văn hóa, kĩ năng sống cho chúng ta sau này.
Trong dịp mùa xuân đang đến gần chúng ta lại được đắm mình trong những lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị mà tha thiết đằm thắm. Xin mời thầy cô và các em hãy đến với cuốn sách “ Tục ngữ ca dao Việt Nam” của tác giả Mã Giang Lân để một lần nữa lắng sâu trong điệu hồn dân tộc nhân dịp tết đến xuân về.
Chương trình giới thiệu sách của thư viện nhà trường đến đây là hết. Hẹn gặp lại thầy cô và các em trong buổi giới thiệu sách lần sau.