Bạn đọc thân mến !
Thăng Long – Hà Nội mảnh đất ngàn năm văn hiến,chải qua bao thăng trầm lịch sử, bao sự đổi thay đất nước ta mới có được như ngày hôm nay.
Để bạn đọc hiểu thêm về Thăng Long – Hà Nội tôi xin giới thiệu tới bạn đọc đặc biệt là các em học sinh , thế hệ tương lai của đất nước cuốn sách: “ Tích xưa Hà Nội”.
Cuốn sách “ Tích xưa Hà Nội” do tác giả Tô Hoài viết và được nhà xuất bản Phụ Nữ cho ra mắt bạn đọc năm 2006.Chỉ với 88 trang in trên khổ giấy 13cm x 19cm nhưng trong đó chứa đựng nhiều điều bổ ích và lý thú.
Trang bìa của cuốn sách được bài trí rất đẹp mắt: đó là sự kết hợp của màu xanh da trời, màu tím và máu đỏ. Phía cuối của cuốn sách là hình ảnh một ngôi chùa với toà tháp rất cao. Nổi bật trên trang bìa là dòng chữ tên sách với tựa đề : “ Tích xưa Hà Nội” lịch sử và huyền thoại.
Nội dung cuốn sách là sự tập hợp và nghiên cứu của tác giả về lịch sử và huyền thoại của Hà Nội như : sự tích trâu vàng Hồ Tây, sự tích Hồ Gơm, Sự tích đức Thánh Chèm ( hay còn gọi là Lý Ông Trọng ), Ông Gióng. Mỗi câu chuyện sẽ đa ta đến với một di tích, một huyền thoại mà ở đó có biết bao điều lý thú và kì diệu.
Các bạn có biết sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, Trâu vàng Hồ Tây bắt nguồn từ đâu không?. Đó cũng chính là nội dung câu chuyện đầu tiên tôi muốn giới thiệu tới các bạn câu chuyện: “ Trâu Vàng Hồ Tây”.Ngày xưa có một người được gọi là Khổng Lồ, rồi thành tên. Bấy giờ thời thịnh trị, nhà vua đương xây một ngôi chùa phía bắc thành. Lại muốn đúc một pho tượng đồng. Nhưng tượng phải được đúc bằng đồng đen mới quý.Nghe tiếng nhà sư Khổng Lổ là ngời đã đi khắp các cõi, vua bèn mời ông về để hỏi xem có biết ở đâu có đồng đen . Sau đó ông Khổng Lồ được nhà vua cử lên phương Bắc. Ông đi ròng rã mấy tháng trời cuối cùng ông đã đến một đất nước có gió thổi lạnh ghê ngời, lại có tuyết sa trắng xoá. Ông xin vào yết kiến nhà vua nước đó và nhà vua đã đồng ý cho ông đồng đen để đúc tợng. Khi vào kho lấy đồng ông đi qua một cái sân lớn. Một con trâu bằng vàng sáng rực ta như con trâu thật nằm phủ phục. Các bạn có biết không thật là kỳ lạ khi nhà sư Khổng Lồ thỉnh hồi chuông đầu tiên, con trâu vàng nằm ở sân kho nhà vua phương Bắc bỗng thoảng nghe tiếng mẹ đồng đen gọi. Trâu vàng đứng dậy, rồi thình lình Trâu Vàng bồn ra, húc toang tường thành, chạy một mạch xuống Phương Nam. Tìm theo tiếng chuông mẹ. Những vết móng hõm xuống thành đầm hồ, vệt thừng trâu dài ra hoá ra những dòng sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch. Để tránh mọi điều e ngại có thể xảy ra giữa hai nước nhà vua ra lệnh bỏ chiếc chuông đồng đen xuống Hồ Tây. Con Trâu Vàng đương nằm dưới chân giá cũng vùng dậy, nhảy theo chuông mẹ xuống hồ.
Sự tích Hồ Gươm lại được bắt nguồn từ việc vua Lê Lợi có được thanh gươm quý. Mười năm chinh chiến, nghĩa quân Lê Lợi đã đại thắng. Giang sơn về một mối, Lê Lợi lên ngôi vua, bốn cõi được thái bình từ đấy.Một ngày đẹp trời , vua Lê dong thuyền rồng thưởng ngoạn trên con hồ giữa kinh thành. Bấy giờ vào đầu mùa thu, những chòm lá sen già bát ngát thơm cũng xanh xanh nh mặt nớc. Bỗng trong đám lá sen, một con rùa lớn nổi lên. lng gồ đen nhẫy bằng chiếc thúng đại. Con rùa khổng lồ từ từ bơi đến trớc thuyền nhà vua thì nổi mình lên, hai chân trớc chắp lại, cúi đầu vái và nói:
- Bây giờ bốn phương đã an bài. Xin lại ngời thanh gơm của Long Vơng. Vua Lê Lợi chợt nhớ, hai tay kính cẩn nâng thanh gơm lên. Rùa thần ngậm thanh gơm, lặn xuống. Từ đấy hồ đợc đặt tên là Hồ Gơm hay hồ Hoàn Kiếm.
Còn trong câu chuyện ông Gióng các bạn lại thấy được một cậu bé trở thành một chàng trai có sức mạnh phi thường giúp vua Hùng đánh thắng giặc Ân.Tục truyền tại làng Phù Đổng có một ngời đàn bà đã luống tuổi, ở một mình. Một buổi sáng, bà ra thăm thửa ruộng trồng màu, thấy một vết chân ngời mà chỉ cái gót chân cũng to bằng cái đấu, giẫm nát cả luống cà bát. Lấy làm lạ, rồi bà ớm thử, từ đấy bà có mang. Sau chín tháng mời ngày, sinh đợc một con trai và đặt tên là Gióng. Bấy giờ giặc Ân sang xâm lợc nớc ta. Nhà vua cho quân lính đi tìm ngời hiền tài giúp vua đánh giặc. Từ một cậu bé chậm biết đi, chậm biết nói Gióng đã trở thành một chàng trai có sức mạnh phi thờng, Gióng đã giúp vua Hùng đánh tan giặc Ân.Ngày nay, các vùng quanh hà Nội vẫn còn nhiều dấu tích của Thánh Gióng. Trong cánh đồng Cáo, nơi Gióng nghỉ chân có đền Sóc thờ Ông Gióng. Khu rừng ngựa sắt phun lửa cháy tên là làng Cháy. Những cây tre Gióng nhổ lên vào trận đánh bị táp lửa nhgả màu vàng, gọi là tre đằng ngà… Những nơi kể trên đều có đền thờ ông Gióng đến tận bây giờ.
Còn trong câu chuyện “ Ba tướng họ Đào” chúng ta lại thấy được những vị tướng tài giỏi đã giúp Hai Bà Trưng đánh tan quân Hán. Thôn Ngọc Động, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm thờ ba vị thần tước đại vương là Đô Thống, Chiêu Hiển, Tam Long. Ba ông là anh em sinh ba. Cha mẹ gốc ở Sơn Nam lên. đã luống tuổi, đi cầu tự ở đền trại Đa Tốn. Bà có mang, đến kì sinh đợc ba con trai.Thống, Hiển, Long đều học giỏi, võ nghệ cao cờng và rất hiếu thảo với cha mẹ. Hai Bà Trng mộ quân đánh thái thú Tô Định, ba chàng thanh niên chiêu binh được cả nghìn quân theo. Đánh hàng trăm trận, tiến quân đến đâu, quân Hán rối loạn chạy trốn.
Đại quân của Mã Viện sang xâm lấn. Hai Bà Trưng đưa quân lên chiếm ngoài sông cái. Ba tướng họ Đào được lệnh dàn quân từ bến Bồ Đề sang hồ Lãng Bạc, hai bên đánh giáp lá cà.Trong thế bị động , ba ông nhảy xuống thuyền nan, quân Hán hò reo bắn nỏ xuống như mưa.
Thần tích đình Ngọc Động ghi: " Trong lúc nguy cấp, khắp dòng sông nổi lên từng đàn trâu, đàn rắn, thuồng luồng, ba vị tướng quân đi vào giữa đám. Những mũi tên của quân Hán gãy đôi, nổi khắp mặt nước". Họ đúng là những vị tướng tài giỏi đúng không các bạn?
Và còn rất nhiều câu chuyện hay đang chờ các bạn tìm đọc và khám phá như câu chuyện: Lý Ông Trọng, Ba anh em họ Đà, Nguyễn Tam Trinh, Nàng Tía, Tương liệt Đại Vương, Khoả Ba Sơn, Nàng Quốc, Ông Dòng, Ông Hựu, Thuỷ Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, Tú Uyên…
Muốn hiểu thêm về lịch sử, về Thăng Long – Hà Nội về các vị anh hùng của thủ đô yêu dấu các bạn hãy tìm đọc cuốn sách này nhé. Tôi hy vọng cuốn sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích và ích và lý thú cho các thầy cô giáo cũng như các em học sinh khi tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội cũng như trong quá trình giảng dạy và học tập. Các thầy cô giáo cùng các em hãy đến thư viện trường mình để tìm đọc cuốn sách này nhé.